Tìm hiểu “quy hoạch là gì” theo đúng định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 cùng các căn cứ pháp lý mới nhất: Luật Quy hoạch 2017, Luật quy hoạch và nông thôn 2024 và Luật sửa đổi một số điều luật quy hoạch 2024. Bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về phạm vi lập quy hoạch, đối tượng lập quy hoạch, tỷ lệ bản đồ quy hoạch, các loại quy hoạch sử dụng đất, đô thị và phân quyền phê duyệt rõ ràng. Cập nhật chi tiết cách tra cứu quy hoạch đất chính xác nhất hiện nay.

1. Quy hoạch là gì: Hiểu đúng để tránh nhầm lẫn
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017:
“Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định.”
Việc lập quy hoạch nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong từng thời kỳ nhất định. Theo Điều 8 Luật Quy hoạch 2017, thời kỳ quy hoạch là 10 năm.
>>> Xem thêm Quy Trình Lập Quy Hoạch Đô Thị Mới Nhất 2025

2. Phạm vi lập quy hoạch
Quy hoạch không chỉ mang tính chất lãnh thổ mà còn liên quan đến nhiều yếu tố cấu thành, trong đó phạm vi, đối tượng và tỷ lệ lập quy hoạch là ba yếu tố then chốt, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
2.1 Phạm vi lập quy hoạch
Theo Điều 5 của Luật Quy hoạch 2017, quy hoạch được phân loại theo phạm vi lãnh thổ như sau:
- Quy hoạch cấp quốc gia: Bao gồm Quy hoạch tổng thể quốc gia.
- Quy hoạch vùng: Hiện có 6 vùng gồm:
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng Sông Cửu Long
- Quy hoạch tỉnh: Gồm 63 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
- Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: Do Quốc hội phê duyệt (hiện chưa có chính thức).

2.2 Đối tượng lập quy hoạch
Theo Điều 6 Luật Quy hoạch 2017, đối tượng lập quy hoạch gồm:
- Không gian biển
- Sử dụng đất
- Đô thị và các ngành chuyên ngành khác
2.2.1 Tỷ lệ lập quy hoạch
Tỷ lệ lập quy hoạch là một phần trong công tác xây dựng đồ án quy hoạch, phụ thuộc vào đối tượng và phạm vi quy hoạch. Cụ thể:
- 1/5000, 1/10.000, 1/20.000: Dùng cho bản đồ quy hoạch chung.
- 1/2000: Bản đồ quy hoạch phân khu (lưu ý bản đồ tỷ lệ này).
- 1/500: Bản đồ quy hoạch chi tiết (lưu ý bản đồ này).
3. Quy hoạch sử dụng đất và cách kiểm tra
Quy hoạch sử dụng đất xác định mục đích sử dụng cuối kỳ như: đất ở, đất công nghiệp, đất nông nghiệp, đất cây xanh, đất giáo dục…
Các cách tra cứu quy hoạch sử dụng đất:
- Trực tiếp trên sổ đỏ: Ghi chú rõ quy hoạch và tình trạng đất.
- Liên hệ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện: Cách chính xác nhất, tuy nhiên mất thời gian.
- Tra cứu trực tuyến: Độ chính xác khoảng 60-70%.
- Tra cứu bản đồ quy hoạch được duyệt: Cần có mối quan hệ để tiếp cận hồ sơ quy hoạch chi tiết.
4. Quy hoạch đô thị và phân quyền phê duyệt
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội, và nhà ở đô thị.
Các loại đồ án quy hoạch đô thị:
- Quy hoạch chung: Tỷ lệ 1/5000 – 1/50.000
- Quy hoạch phân khu: Tỷ lệ 1/2000
- Quy hoạch chi tiết: Tỷ lệ 1/500

Phân quyền phê duyệt quy hoạch đô thị:
- Thủ tướng Chính phủ:
-
- Quy hoạch chung thành phố trực thuộc TW
- Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 1
- Khu vực quan trọng theo quy định của Chính phủ
- UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW:
-
- Quy hoạch thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn
- Trước khi duyệt phải có ý kiến Bộ Xây dựng
- UBND cấp quận/huyện/thị xã:
-
- Quy hoạch phân khu, chi tiết trong địa bàn quản lý
5. VictoryCons – Đồng hành cùng quy hoạch bền vững
Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và phát triển dự án tại Việt Nam, VictoryCons luôn chủ động nắm bắt và tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch.
Không chỉ đảm bảo triển khai đúng theo tỷ lệ, phạm vi và nội dung quy hoạch được duyệt, VictoryCons còn đồng hành cùng Chủ đầu tư từ giai đoạn nghiên cứu quy hoạch đến triển khai thực tế, giúp các dự án đạt hiệu quả cao nhất về mặt quy mô, chất lượng và pháp lý. Đây là yếu tố giúp VictoryCons không ngừng khẳng định vị thế trong hệ sinh thái phát triển bất động sản chuyên nghiệp và bền vững.

6. Kết luận
Như vậy, việc hiểu rõ “quy hoạch là gì” và các loại quy hoạch hiện nay là điều kiện tiên quyết để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia vào các hoạt động đầu tư phát triển đúng hướng và đúng luật. Những thông tin chi tiết về phạm vi, đối tượng, tỷ lệ lập quy hoạch và quy trình phê duyệt sẽ là nền tảng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo lập các khu vực phát triển bền vững. Việc nắm chắc quy hoạch không chỉ giúp tránh rủi ro pháp lý mà còn giúp tối ưu hóa tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản trong dài hạn.
>>> Xem và tải inforgraphic tại đây!
VictoryCons tổ chức buổi Training “Thiết kế Slide thuyết trình bằng Canva”
Chủ đầu tư là gì? Điều kiện để được công nhận Chủ đầu tư dự án Nhà ở thương mại
Xây Văn Phòng Cho Thuê: Hướng Dẫn Toàn Diện Từ A – Z
TIẾN ĐỘ THI CÔNG REGAL RESIDENCE LUXURY (QUẢNG BÌNH) THÁNG 2.2025
VICTORYCONS TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 3.2025