5/5 - (1 vote)

Thiết kế hệ thống điện đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thi công và vận hành của công trình. Bất kỳ chủ đầu tư nào cũng đều mong muốn tìm kiếm một giải pháp thiết kế cơ điện tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo vận hành tốt. Hãy cùng VictoryCons tìm hiểu về quy trình, tiêu chuẩn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện an toàn, hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.

>>>> Xem ngay: Top 10 nhà thầu cơ điện uy tín nhất Việt Nam 2025

1. Thiết kế hệ thống cơ điện bao gồm những gì?

M&E là gì? Hệ thống cơ điện là một phần quan trọng và tất yếu trong thiết kế cơ sở hạ tầng. Hệ thống cơ điện bao gồm các thành phần để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như hệ thống điện, nước, chiếu sáng, điều hòa,… Đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một công trình hay một tòa nhà. Về cơ bản, thiết kế hệ thống cơ điện bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có 2 thành phần quan trọng nhất bao gồm:

1.1. Phần cơ

Phần cơ là bộ phận thi công tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nhà thầu thi công phải có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm để vừa tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ công trình. Một số hạng mục phần cơ bao gồm:

  • Hệ thống cấp thoát nước: Có nhiệm vụ cấp dẫn nước, thoát nước, xử lý nước thải, thông gió cho các đường ống dẫn. Mặt khác, hệ thống cấp thoát nước còn hỗ trợ một phần cho hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh: Hỗ trợ theo dõi và quản lý toàn bộ hệ thống cơ điện quanh tòa nhà. Đảm bảo hoạt động đúng chức năng và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong một vài tình huống xấu, hệ thống này cũng có thể huy động hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước hay hệ thống máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống điều hòa thông gió (HVAC): Là thành phần quan trọng trong thiết kế cơ điện, đảm nhiệm việc kiểm soát và duy trì môi trường không khí tối ưu. Hệ thống này không chỉ điều chỉnh nhiệt độ mà còn đảm bảo chất lượng không khí, độ ẩm và lưu thông khí phù hợp, tạo nên không gian sống và làm việc thoải mái.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống này bao gồm hệ thống bình chữa cháy, báo động, ống dẫn nước,… Có nhiệm vụ phát hiện và thông báo sớm các tình huống khẩn cấp, giúp người trong tòa nhà kịp thời ứng phó và sơ tán an toàn.
  • Hệ thống GAS trung tâm: Thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý hóa chất, nhà hàng,… để đun nấu hoặc làm nóng hóa chất.
Phần cơ
Phần cơ

1.2. Phần điện

So với phần cơ, hệ thống phần điện dễ dàng thi công hơn. Một số hạng mục liên quan đến hệ thống này bao gồm:

  • Hệ thống điện nhẹ: Bao gồm các đường dây dẫn, các thiết bị phục vụ cho việc truyền tải thông tin bên trong tòa nhà, công trình thông qua mạng CCTC, LAN, mạng di động, internet.
  • Hệ thống điện chiếu sáng: Cung cấp và lắp đặt các sản phẩm phục vụ nhu cầu chiếu sáng cho công trình như đèn chiếu sáng căn hộ, đèn cao áp, đèn hành lang,…
  • Hệ thống chống sét: Truyền dòng điện đánh từ sét dẫn xuống đất thông qua hệ thống thu lôi, cọc tiếp đất,… làm giảm nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn cho vật liệu kết cấu.
  • Hệ thống thang máy: Cấp nguồn và vận hành hệ thống thang máy phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người trong những tòa nhà cao tầng.
Phần điện
Phần điện

2. Quy trình thiết kế hệ thống cơ điện

Thiết kế cơ điện bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo toàn bộ hệ thống vận hành an toàn và ổn định. Dưới đây là 6 quy trình thiết kế hệ thống cơ điện chi tiết:

2.1. Thiết kế hệ thống điện nặng

Quy trình thiết kế hệ thống điện nặng bao gồm:

  • Thông qua việc thống kê tổng công suất sử dụng trong công trình để tính toán và lựa chọn máy biến áp phù hợp. Hệ thống cáp điện và tủ phân phối giúp dẫn điện từ trạm biến áp đến thiết bị mang điện. Thông thường, điện áp sử dụng dao động khoảng 220V đến 380V. Với các thiết bị điện tử sử dụng nguồn điện áp thấp dưới 24V thì cần phải thông qua bộ chuyển đổi nguồn.
  • Tính toán và lựa chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp với từng công trình. Hiện nay, các công trình đều ưu tiên sử dụng bóng đèn LED để đạt hiệu suất chiếu sáng cao, tiết kiệm điện năng.
  • Hệ thống cấp nguồn ổ cắm được lắp đặt trực tiếp trên sàn hoặc trên tường. Đa số loại ổ cắm điện ngày nay được tích hợp hệ thống tiếp địa và nắp che bảo vệ, giảm thiểu rủi ro điện giật, đặc biệt với trẻ em.
  • Hệ thống tiếp địa giúp kết nối vỏ các thiết bị như bình nóng lạnh, bình siêu tốc, máy giặt, tủ lạnh,… nhằm ngăn chặn dòng điện rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình sử dụng.
Thiết kế hệ thống điện nặng
Thiết kế hệ thống điện nặng

2.2. Thiết kế hệ thống điện nhẹ

Thiết kế hệ thống điện nhẹ được thực hiện theo các quy trình:

  • Hệ thống âm thanh thông báo giúp thông báo tới toàn bộ cư dân trong tòa nhà, công trình những nội dung, sự kiện quan trọng.
  • Hệ thống Lan – Tel bao gồm các thiết bị mạng để kết nối và truyền dữ liệu giữa hệ thống nội bộ và Internet.
  • Hệ thống camera giám sát có nhiệm vụ giám sát các hoạt động hàng ngày, lưu trữ thông tin bằng bộ nhớ.
  • Hệ thống kiểm soát ra vào như bãi gửi xe,…
Thiết kế hệ thống điện nhẹ
Thiết kế hệ thống điện nhẹ

2.3. Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió

Hệ thống điều hòa thông gió giúp trao đổi không khí bên trong và bên ngoài công trình. Bao gồm hệ thống cấp khí tươi, hút mùi, hút khói và tăng áp cầu thang. Hiện nay, có rất nhiều các loại điều hòa khác nhau như: điều hòa cục bộ, điều hòa chiller, VRF, VRV,… tùy vào diện tích, nhu cầu và kinh phí của khách hàng.

Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió
Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió

2.4. Thiết kế hệ thống PCCC

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống quan trọng và bắt buộc phải có đối với bất kỳ công trình nào. Bao gồm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí hoặc bằng nước tùy vào công năng sử dụng và được bố trí theo từng vùng hoặc địa chỉ.

Thiết kế hệ thống PCCC
Thiết kế hệ thống PCCC

2.5. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Bao gồm hệ thống cấp nước và thoát nước có nhiệm vụ cung cấp dòng nước sạch cho cư dân trong toàn công trình. Ngoài ra, còn được tích hợp công nghệ lọc và xử lý hiệu quả, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn cho môi trường trước khi xả thải.

Thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước

2.6. Thiết kế hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)

Hệ thống cho phép điều khiển mọi hoạt động kỹ thuật của tòa nhà, bao gồm: hệ thống điện, nước, điều hòa, báo cháy, cảnh báo môi trường,… giúp tối ưu hóa hiệu suất vận hành tạo nên môi trường vận hành thống nhất và hiệu quả.

Thiết kế hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)
Thiết kế hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)

3. Các tiêu chuẩn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện

Hệ thống tiêu chuẩn thi công và thiết kế cơ điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của công trình. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà thầu, nhà đầu tư cần phải tuân thủ:

  • Tiêu chuẩn quốc gia: Các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành để quy định và hướng dẫn cách lắp đặt, thiết kế vào bảo trì hệ thống cơ điện.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: IEC (Tổ chức quốc tế xác định các tiêu chuẩn về điện, điện tử và các công nghệ liên quan), ASHRAE (Tổ chức Mỹ chuyên về nhiệt, điều hòa không khí, hệ thống lạnh).
  • Tiêu chuẩn cụ thể: IEC 60364 (Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống điện trong tòa nhà, công nghiệp), ASHRAE 90.1 (Tiêu chuẩn tập trung vào hiệu suất năng lượng của hệ thống điều hòa không khí), NFPA 72 (Tiêu chuẩn Mỹ về hệ thống báo cháy và cảnh báo), NFPA 70E (Xác định các biện pháp an toàn khi làm việc với hệ thống điện).
  • Tiêu chuẩn môi trường: LEED (Liên quan đến thiết kế, xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường).
  • Tiêu chuẩn ngành: HVAC (Quy định việc tích hợp hệ thống điều khiển tự động).
Các tiêu chuẩn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện
Các tiêu chuẩn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện

4. Cách kiểm tra và đánh giá hệ thống cơ điện

Kiểm tra và đánh giá hệ thống cơ điện là một phần quan trọng của trong việc xây dựng công trình. Bao gồm các bước kiểm tra và đánh giá các yếu tố liên quan đến kỹ thuật và an toàn khi thiết kế hệ thống điện. Cụ thể như sau:

  • Kiểm tra các yếu tố kỹ thuật của thiết kế: Bao gồm dòng điện, điện áp, hiệu suất, độ bền, an toàn,… Các yếu tố này cần phải được kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chuẩn của các tổ chức ngành.
  • Kiểm tra và đánh giá các yếu tố an toàn của hệ thống cơ điện: Bao gồm các yếu tố như độ bảo vệ đối với tia lệch điện, tia cực tích, tia sét, tia nhiễu và tiêu nhiễu điện từ xa.
  • Kiểm tra và đánh giá các yếu tố khác: Bao gồm các yếu tố như độ an toàn, độ dễ dàng sử dụng, độ bền vững, độ tiết kiệm chi phí, độ thân thiện với môi trường.
Cách kiểm tra và đánh giá hệ thống cơ điện
Cách kiểm tra và đánh giá hệ thống cơ điện

5. Tại sao nên chọn VictoryCons làm nhà thầu thiết kế cơ điện?

Tự hào là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công cơ điện cho các dự án lớn tại Việt Nam. Hãy chọn VictoryCons làm nhà thầu cơ điện vì những lý do sau đây:

  • VictoryCons đã thực hiện thành công hơn 50 dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau từ Bắc vào Nam. Là đối tác dịch vụ hàng đầu của các tổ chức, tập đoàn uy tín như: Đất Xanh Services (DXS), Cosmos, CPlatform,…
  • Ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào quản lý dự án thiết kế cơ điện như: Base (quản lý thông tin dự án, kết nối công trình nhanh chóng), BIM (quản lý mô hình công trình, thiết kế, khối lượng và kiểm soát xung đột các hệ thống), EVM (quản lý tiến độ thi công, kiểm soát tiến độ chính xác và hiệu quả).
  • Áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn lao động như: ISO 9001:2015 (hệ thống quản lý chất lượng), ISO 45001:2018 (quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), ISO 14001:2015 (hệ thống quản lý môi trường).
  • Cam kết kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống cơ điện định kỳ, giúp công trình duy trì hoạt động tốt nhất.
  • Làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp để chọn vật liệu đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng công trình luôn được duy trì ở mức cao nhất.
  • Khả năng tối ưu hóa chi phí và quản lý ngân sách hiệu quả. Điều này giúp chủ đầu tư kiểm soát tốt ngân sách và hạn chế các chi phí phát sinh.
Tại sao nên chọn VictoryCons làm nhà thầu thiết kế cơ điện?
Tại sao nên chọn VictoryCons làm nhà thầu thiết kế cơ điện?

Hệ thống cơ điện hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả là mong muốn của tất cả chủ đầu tư công trình. Hãy để VictoryCons giúp quý khách hiện thực hóa mong muốn đó. Hãy liên hệ ngay với VictoryCons theo số Hotline: 0283.840.5555 để được tư vấn và báo giá chi tiết cho dự án của bạn. Chúng tôi cam kết đồng hành, mang đến giải pháp thiết kế hệ thống điện toàn diện và tối ưu nhất.

>>>> Khám phá ngay: Design and build là gì? Nên chọn công ty Design and build nào?

Tin tức khác

Đầu tư bất động sản là gì? Những điều cần biết về đầu tư BĐS

Dù thị trường bất động sản đang phát triển ổn định hơn sau sự ảnh hưởng từ COVID-19, nhưng không...

TIẾN ĐỘ THI CÔNG REGAL RESIDENCE LUXURY (QUẢNG BÌNH) THÁNG 12.2025

Dự án Regal Residence Luxury (Quảng Bình) tiếp tục đạt tiến độ quan trọng trong tháng 12/2024, VictoryCons giữ vững...

TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 2FY QUẬN 1 THÁNG 12.2024

Công trình 2FY Quận 1 do VictoryCons thi công đang được triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến...

TIẾN ĐỘ THI CÔNG CARA RIVER PARK THÁNG 12.2024

  Cara River Park được đánh giá là một trong những dự án chung cư có quy mô lớn nhất...

VictoryCons trao quà Tết gửi lời tri ân đến cán bộ nhân viên

Không khí rộn ràng của những ngày cận Tết Ất Tỵ tại VictoryCons trở nên ấm áp hơn bao giờ...
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x